Tài sản hình thành trong thời gian giải quyết ly hôn là tài sản chung hay tài sản riêng?

Khi một cặp vợ chồng quyết định ly hôn, vấn đề phân chia tài sản là một trong những vấn đề quan trọng và phức tạp nhất. Đặc biệt, việc xác định tài sản hình thành trong thời gian giải quyết ly hôn có phải là tài sản chung hay tài sản riêng là điều cần phải làm rõ. Bài viết này sẽ phân tích và làm rõ vấn đề này theo quy định của pháp luật.

Quy định pháp luật về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng

i. Tài sản chung của vợ chồng

Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

  • Tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, sản xuất, kinh doanh: Tất cả những thu nhập, lợi nhuận mà vợ chồng cùng nhau tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều được coi là tài sản chung, bất kể tài sản đó đứng tên ai.
  • Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng: Nếu một bên vợ hoặc chồng có tài sản riêng, thì những lợi ích phát sinh từ tài sản đó trong thời kỳ hôn nhân cũng được xem là tài sản chung.
  • Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung: Vợ chồng có thể thỏa thuận chuyển đổi tài sản riêng thành tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
  • Tài sản được sở hữu chung: Tài sản mà cả hai vợ chồng cùng đầu tư, mua sắm, hay được tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân cũng được xem là tài sản chung.

Và nếu không có chứng cứ chứng minh đó là tài sản riêng của mình, thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng.

ii. Tài sản riêng của vợ chồng

Căn cứ tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:

  • Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn: Những tài sản mà vợ hoặc chồng sở hữu trước khi kết hôn sẽ được coi là tài sản riêng và không bị ảnh hưởng bởi quá trình kết hôn.
  • Tài sản được thừa kế, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân: Nếu vợ hoặc chồng nhận được tài sản thừa kế hoặc được tặng cho riêng từ người khác trong thời kỳ hôn nhân, thì tài sản đó vẫn được xem là tài sản riêng.
  • Tài sản được chia riêng cho một bên theo bản án, quyết định của Tòa án: Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể phán quyết chia một phần tài sản riêng cho một bên vợ hoặc chồng, chẳng hạn trong trường hợp ly hôn.
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của cá nhân: Các tài sản như quần áo, đồ dùng cá nhân, vật dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày mà chỉ phục vụ nhu cầu cá nhân của một bên, sẽ được coi là tài sản riêng.
  • Tài sản được thỏa thuận là tài sản riêng: Nếu vợ chồng có thỏa thuận về việc xác định tài sản nào là tài sản riêng, thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản riêng.

Tài sản hình thành trong thời gian giải quyết ly hôn là tài sản chung hay tài sản riêng?

i. Căn cứ theo khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ thời điểm đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân của vợ chồng.

ii. Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực.

Do đó, trong thời gian đang tiến hành các thủ tục ly hôn tại tòa là ngày chưa có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật nên trong giai đoạn này quan hệ vợ chồng vẫn còn tồn tại.

Ví dụ: Anh K với chị Y đăng ký kết hôn vào ngày 20/09/2019 và đến nay sau gần 04 năm thì hai người nhận thấy không thể tiếp tục chung sống với nhau nên đi đến quyết định ly hôn. Sau khi thỏa thuận về tài sản, quyền nuôi con, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con thì hai người nộp đơn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn giữa anh K với chị Y. Tòa án đã xem xét và chấp nhận thuận tình ly hôn giữa anh K và chị Y và ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn vào ngày 18/07/2023. Như vậy, thời kỳ hôn nhân của anh K và chị Y được tính bắt đầu vào thời điểm hai người đăng ký kết hôn là ngày 20/09/2019, thời điểm quan hệ hôn nhân chấm dứt là vào ngày 18/07/2023.

iii. Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng gồm:

  • Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân.
  • Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng sau khi chia tài sản chung của vợ chồng thì đó được xem là tài sản riêng (nếu không có thỏa thuận khác)
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hợp chồng được thừa kế riêng, được cho riêng hoặc có được thông qua các giao dịch bằng tài sản riêng của vợ, chồng.

Ví dụ: Anh T và chị M sau khi kết hôn quyết định cùng nhau mở một cửa hàng bán lẻ. Họ đầu tư tiền vốn để mua hàng hóa và chi phí vận hành cửa hàng. Do đó, các khoản lợi nhuận từ việc bán hàng trong cửa hàng, bao gồm lợi nhuận từ hàng hóa bán ra và các khoản thu nhập khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh, được coi là tài sản chung. Nếu vợ chồng ly hôn, lợi nhuận từ cửa hàng và giá trị của hàng hóa tồn kho sẽ phải được phân chia theo quy định pháp luật hoặc theo thỏa thuận của vợ chồng.

iv. Theo Điều 40 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:

  • Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung sẽ là tài sản riêng của vợ, chồng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác). Phần tài sản không chia còn lại vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
  • Và việc thỏa thuận của vợ chồng theo quy định tại điểm trên không làm thay đổi các quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữ vợ, chồng với người thứ ba.

Do đó, trong giai đoạn vợ chồng đang làm thủ tục ly hôn tại tòa mà chưa chi tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì phần tài sản được hình thành trong giai đoạn này vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Tài sản này sẽ được giải quyết theo các quy định đối với tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.

          Như vậy, tài sản hình thành trong thời gian giải quyết ly hôn, theo quy định của pháp luật, thường được coi là tài sản chung và phải được phân chia theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, việc phân chia tài sản có thể gặp phải nhiều khó khăn và tranh chấp, đặc biệt là khi các bên không đạt được thỏa thuận thống nhất. Do đó, nên tham khảo ý kiến của luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình trong quá trình giải quyết ly hôn.

Mọi thắc mắc cần giải đáp hoặc yêu cầu dịch vụ, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua các kênh sau:

Địa chỉ: 236 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 08.9999.8608

Facebook: fb://profile.php?id=61559523707474

Zalo: zalo.me/84899998608

Tiktok: www.tiktok.com/@luatbachkhoa.vn

Email: Luatbachkhoa8608@gmail.com

Nguồn: Luật Bách Khoa

Kiến thức liên quan