Sự khác nhau giữa hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng bị vô hiệu

Cơ bản thì hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng vị vô hiệu đều làm chấm dứt sự thoả thuận giữ các bên. Để so sánh sự khác nhau giữ hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng bị vô hiệu ta cần xem xét các tiêu chí sau đây:

Tiêu chíHủy bỏ hợp đồngHợp đồng bị vô hiệu
Điều kiện và các trường hợpCăn cứ tại Khoản 1 Điều 423, Điều 424, Điều 425 và Điều 426  Bộ luật Dân sự 2015: Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau: – Vi phạm điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận; – Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng (vi phạm nghiêm trọng ở đây là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức bên còn lại không đạt được mục đích của việc giao kết) – Các trường hợp khác do luật quy định; – Chậm thực hiện nghĩa vụ; – Không có khả năng thực hiện; – Tài sản bị mất, bị hư hỏng.Căn cứ Điều 117, Điều 122, Điều 123, Điều 124, Điều 125, Điều 126, Điều 127, Điều 128, Điều 129, Điều 407 và Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015: – Không đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 của Bộ luật Dân sự 2015; – Vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; – Hợp đồng giả tạo; – Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; – Bị nhầm lẫn; – Bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; – Người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; – Không tuân thủ các quy định về hình thức; – Có đối tượng không thể thực hiện được.  
Hiệu lực của hợp đồngHợp đồng này có hiệu lực tại thời điểm giao kết, việc phát sinh các  yếu tố dẫn đến hủy hợp đồng từ đó  hiệu lực này sẽ không được công nhận.Hợp đồng này không có hiệu lực từ thời điểm giao kết vì vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nên không phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
Trách nhiệm thông báoCăn cứ tại Khoản 3 Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015: Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.Đối với các bên tham gia vào hợp đồng bị vô hiệu sẽ không làm phát sinh trách nhiệm thông báo.
Hậu quả pháp lýCăn cứ khoản 3 Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015: – Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. – Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ các chi phí. Trường hợp không hoàn trả bằng hiện vật thì trị trá thành tiền để hoàn trả – Việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm trong trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. – Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. – Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ theo quy định thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định.Căn cứ vào Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015: – Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. – Khi hợp đồng vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. –  Trường hợp không thể hoàn trả lại bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả; – Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. – Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Thời hiệu khởi kiệnCăn cứ tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015: – Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án tuyên hủy bỏ hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.Căn cứ tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015: – Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 02 năm, kể từ ngày: Thứ nhất, người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch; Thứ hai, người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối; Thứ ba, Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép; Thứ tư, Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch; Thứ năm, Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức. – Đối với trường hợp hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội và giả tạo thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là không hạn chế.
Nguồn: Luật Bách Khoa
Mọi thắc mắc cần giải đáp hoặc yêu cầu dịch vụ, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua các kênh sau:
Địa chỉ: 236 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 08.9999.8608
Facebook: fb://profile.php?id=61559523707474
Zalo: zalo.me/84899998608
Tiktok: www.tiktok.com/@luatbachkhoa.vn
Email: Luatbachkhoa8608@gmail.com

Kiến thức liên quan