Bạn đang muốn tìm hiểu về thủ tục ly hôn đơn phương? Những trường hợp nào được yêu cầu ly hôn đơn phương, hồ sơ cần chuẩn bị gồm những gì và làm thế nào để tiến hành thủ tục này nhanh nhất? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về quá trình ly hôn đơn phương, giúp bạn nắm rõ các bước cần thiết để hoàn thành thủ tục một cách suôn sẻ.
Các trường hợp được yêu cầu ly hôn đơn phương
Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cá nhân có thể yêu cầu ly hôn đơn phương trong các trường hợp sau:
- Có căn cứ cho thấy một trong hai vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình.
- Vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ vợ chồng, khiến hôn nhân trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể tiếp diễn và mục đích hôn nhân không đạt được.
- Là vợ hoặc chồng của người mà Tòa án tuyên bố mất tích.
- Cha, mẹ, người thân khi một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh mà không thể nhận thức hoặc làm chủ hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Hồ sơ cần thiết yêu cầu ly hôn phương 2024
Để yêu cầu ly hôn đơn phương, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:
- Đơn xin ly hôn đơn phương: Đơn này phải được viết theo Mẫu 23-DS, theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
- Bản chính đăng ký kết hôn.
- Thẻ căn cước công dân.
- Bản sao thẻ căn cước công dân của cả 2 người.
- Tờ khai sinh của con (nếu có).
- Giấy tờ chứng minh tài sản chung của 2 người(nếu có).
Nếu có bằng chứng chứng minh vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc không thực hiện nghĩa vụ,… cá nhân cũng cần cung cấp cho Tòa án để làm căn cứ xem xét.
Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương bao gồm:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu ly hôn đơn phương trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi cư trú của người bị yêu cầu ly hôn. Nếu vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh (theo Điều 37 của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Bước 2: Sau khi tiếp nhận đơn, Thẩm phán sẽ tính số tiền tạm ứng án phí, ghi trong giấy báo và giao cho cá nhân để nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày từ ngày nhận được giấy báo, cá nhân phải nộp tiền tạm ứng án phí và biên lai thu tiền.
Bước 3: Trong vòng 03 ngày làm việc từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán sẽ thông báo thụ lý vụ án bằng văn bản đến cho nguyên đơn và bị đơn, đồng thời chỉ định Thẩm phán thụ lý vụ án.
Bước 4: Tòa tiến hành thủ tục hòa giải:
- Hòa giải thành: Tòa án lập biên bản và sau 07 ngày nếu không có gì thay đổi, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hòa giải thành. Quyết định này có hiệu lực ngay sau khi ban hành và không được kháng cáo.
- Hòa giải không thành: Tòa án lập biên bản và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 5: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án sẽ gửi giấy triệu tập cho các bên và thông báo về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm. Cuối cùng, Tòa án sẽ ban hành bản án giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương.
Trên đây là quy trình giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về đơn phương ly hôn, từ đó thực hiện thủ tục nhanh chóng và chính xác.
Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về luật ly hôn hay bất kỳ lĩnh vực pháp luật nào khác, hãy liên hệ với các luật sư của Luật Bách Khoa để được hỗ trợ.