Điều lệ công ty và Thỏa thuận cổ đông đều là các văn bản quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, nhưng giữa chúng có những khác biệt cơ bản về nội dung và mục đích sử dụng:

Tiêu chí | Điều lệ công ty | Thỏa thuận cổ đông |
Khái niệm | Là văn bản pháp lý cơ bản của một công ty, được lập khi công ty được thành lập, về tổ chức quản lý và tổ chức hoạt động cho công ty, được các thành viên công ty thông qua và được cơ quan đăng kí kinh doanh xác nhận. – Điều lệ công ty được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện của các thành viên và không trái với quy định của pháp luật. Do đó, các quy định của điều lệ có giá trị bắt buộc thi hành không chỉ đối với công ty và các thành viên của công ty đó mà còn điều còn điều chỉnh cả quan hệ đối ngoại của công ty với những người liên quan. | -Là sự thỏa thuận giữa các chủ sở hữu của công ty (cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh) liên quan đến việc vận hành, quản lý công ty và quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ sở hữu trong công ty đó. – Thỏa thuận cổ đông thường đề cập sâu vào xử lý mối quan hệ giữa các cổ đông, thuận tiện cho các bên quy định các quyền, nghĩa vụ mang tính riêng tư giữa các cổ đông. – Với việc tham gia vào thỏa thuận cổ đông sẽ là một cách để cổ đông thiểu số bảo vệ mình. Thông qua thỏa thuận cổ đông, cổ đông thiểu số có thể trao đổi, thương lượng và đề nghị ghi nhận ngay từ đầu các quyền lợi của mình liên quan đến việc quản lý doanh nghiệp, phủ quyết với những vấn đề quan trọng…. – Thường là những thỏa thuận riêng giữa các cổ đông, không bắt buộc phải công khai hay đăng ký với cơ quan nhà nước. |
Nội dung | Căn cứ tại Khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020: – Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có); – Ngành, nghề kinh doanh; – Vốn Điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần; – Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; – Các quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần; – Về cơ cấu tổ chức quản lý; – Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật; – Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; – Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên; – Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần; – Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh; – Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty; – Thể thức sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty. | – Mục đích và phạm vi điều chỉnh của thỏa thuận; – Cơ cấu vốn góp hoặc cổ phần trong công ty; – Việc bổ nhiệm người vào cơ quan quản lý của công ty; – Quyền và nghĩa vụ của các cổ đông trong việc quản lý, điều hành công ty. – Phân bổ lợi nhuận và rủi ro; – Vấn đề chuyển nhượng vốn, thoái vốn; – Điều khoản bảo vệ cổ đông thiểu số; – Điều khoản không cạnh tranh; – Điều khoản bảo mật – Một số điều khoản khác liên quan. |
Phạm vi áp dụng | – Điều lệ công ty áp dụng cho tất cả các cổ đông, thành viên, và các bên liên quan khác của công ty. – Là văn bản công khai và phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường là Sở Kế hoạch và Đầu tư). | – Là văn bản riêng tư giữa các cổ đông và không cần đăng ký với cơ quan nhà nước. Chỉ có hiệu lực và ràng buộc đối với các bên tham gia ký kết thỏa thuận. Thường có tính linh hoạt cao hơn so với Điều lệ công ty và có thể điều chỉnh dễ dàng hơn theo thỏa thuận của các bên. |
Quy trình phê duyệt và thay đổi | – Được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên. – Mọi sửa đổi, bổ sung phải tuân thủ các quy định của pháp luật và thường cần sự đồng thuận của một tỷ lệ nhất định các cổ đông hoặc thành viên. | – Thường được thỏa thuận và ký kết giữa các cổ đông. – Các thay đổi có thể được thực hiện linh hoạt hơn, dựa trên sự đồng ý của các bên liên quan mà không cần phải tuân thủ các quy trình phức tạp như Điều lệ công ty. |
Mục đích | – Xác định các nguyên tắc cơ bản về tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty. – Đảm bảo được sự minh bạch và ổn định trong hoạt động kinh doanh. – Tạo ra một khung pháp lý rõ ràng để các bên liên quan tuân theo. | – Bảo vệ quyền lợi của các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông nhỏ lẻ hoặc các nhà đầu tư chiến lược. – Đặt ra các nguyên tắc cụ thể về quản lý cổ phần, quản lý và điều hành công ty mà không phải công khai với bên thứ ba. – Giải quyết các mâu thuẫn có thể phát sinh giữa các cổ đông thông qua các cơ chế đã được thỏa thuận trước. |
Hiệu lực | – Có hiệu lực ngay sau khi được thông qua và đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. – Điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành công ty. | – Có hiệu lực ngay sau khi được các bên tham gia ký kết và không cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước. – Chỉ ràng buộc và điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các cổ đông đã ký kết thỏa thuận. |
Tính bảo mật thông tin | Vì Điều lệ công ty mang tính công khai áp dụng cho tất cả các cổ đông, thành viên, và các bên liên quan khác của công ty nên không có tính bảo mật. | – Các cổ đông có thể cam kết bảo mật các thông tin quan trọng về công ty, bao gồm bí mật kinh doanh, thông tin tài chính, và các chiến lược kinh doanh. – Quy định về trách nhiệm và hình phạt khi vi phạm cam kết bảo mật thông tin. |
Tóm lại, giữa Điều lệ công ty và Thỏa thuận cổ đông sẽ có những sự khác nhau cơ bản về nội dung, mục đích, khái niệm…Có thể thấy rõ nhất đó là điều lệ công ty thì được công khai, minh bạch, quy định về các nguyên tắc cơ bản được áp dụng cho toàn bộ công ty. Còn thỏa thuận cổ đông thì chỉ là các thỏa thuận riêng giữa các cổ đông, từ đó sẽ có tính bảo mật cao và giúp điều chỉnh các vấn đề nhạy cảm giữa các cổ đông mà không cần công khai như Điều lệ công ty.
Nguồn: Luật Bách Khoa
Mọi thắc mắc cần giải đáp hoặc yêu cầu dịch vụ, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua các kênh sau:
Địa chỉ: 236 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 08.9999.8608
Facebook: fb://profile.php?id=61559523707474
Zalo: zalo.me/84899998608
Tiktok: www.tiktok.com/@luatbachkhoa.vn
Email: Luatbachkhoa8608@gmail.com