Đơn phương ly hôn, hay ly hôn theo yêu cầu của một bên, là khi vợ hoặc chồng muốn chấm dứt hôn nhân vì cảm thấy mục đích hôn nhân không đạt được. Tuy nhiên, không phải lúc nào yêu cầu này cũng được chấp nhận. Vậy những trường hợp không được đơn phương ly hôn là những trường hợp gì? Cùng Luật Bách Khoa tìm hiểu nhé.
Những trường hợp nào không được đơn phương ly hôn?
Theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có ba trường hợp không được đơn phương ly hôn:
- Vợ đang mang thai.
- Vợ mới sinh vừa con.
- Vợ đang nuôi con nhỏ từ 12 tháng tuổi trở xuống.
Quy định này nhằm hạn chế quyền đơn phương ly hôn của chồng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và con nhỏ trong thời kỳ hôn nhân, thể hiện tính nhân văn của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Điều này đồng nghĩa pháp luật không hạn chế quyền được ly hôn của người vợ khi có căn cứ chứng minh người chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng đến quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng, làm cho đời sống hôn nhân không thể tiếp tục, trong trường hợp này Toà án có thẩm quyết thụ lý, giải quyết khi có căn cứ theo yêu cầu của người vợ.

Không có giấy tờ tùy thân của chồng hoặc vợ thì có ly hôn được không?
Tòa án vẫn giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương ngay cả khi không có giấy tờ tùy thân của chồng hoặc vợ.
Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện, Tòa án sẽ ghi vào sổ nhận đơn và xem xét các điều kiện thụ lý vụ án. Nếu hồ sơ ly hôn đơn phương thiếu giấy tờ tùy thân, đương sự có thể yêu cầu công an xã hoặc ủy ban nhân dân nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc cấp giấy xác nhận cư trú.
Nếu cơ quan có thẩm quyền không cung cấp thông tin của bị đơn, đương sự có thể trình bày trong đơn ly hôn đơn phương và yêu cầu Tòa án xác minh.
Vợ có được đơn phương ly hôn khi chồng thường xuyên uống rượu và đánh đập vợ?
Khi chồng thường xuyên uống rượu và đánh đập vợ, người vợ hoàn toàn có quyền đệ đơn ly hôn đơn phương trong trường hợp này. Theo Khoản 1 Điều 56 của Luật Hôn nhân – Gia đình năm 2014, Tòa án sẽ giải quyết ly hôn đơn phương nếu có bằng chứng về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng về quyền lợi và nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân trở nên tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể tiếp diễn, không đạt được mục đích của hôn nhân.
Hành vi thường xuyên đánh đập của người chồng là bằng chứng rõ ràng cho thấy đời sống vợ chồng không thể kéo dài. Vì vậy, người vợ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương.
Người bệnh tâm thần không được đơn phương ly hôn trong trường hợp nào?
Theo Khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, người bệnh tâm thần không được đơn phương ly hôn trong hai trường hợp sau:
- Đối tượng yêu cầu ly hôn không phải là ba, mẹ, hoặc người thân trong gia đình của người bệnh.
- Không có căn cứ về hành vi bạo lực gia đình của vợ hoặc chồng, hoặc không vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng gây ảnh hưởng đến tính mạng, tinh thần và sức khỏe của người bệnh.
Trên đây là những giải đáp chi tiết từ luật sư Luật Bách Khoa về các trường hợp không được đơn phương ly hôn. Hy vọng thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các vấn đề liên quan đến ly hôn, đừng ngần ngại liên hệ với các luật sư của Luật Bách Khoa. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn luật đa lĩnh vực để giải đáp mọi câu hỏi và hỗ trợ bạn trong các vấn đề pháp lý phức tạp.
Nguồn: Luật Bách Khoa
Mọi thắc mắc cần giải đáp hoặc yêu cầu dịch vụ, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua các kênh sau:
Địa chỉ: 236 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 08.9999.8608
Facebook: fb://profile.php?id=61559523707474
Zalo: zalo.me/84899998608
Tiktok: www.tiktok.com/@luatbachkhoa.vn
Email: Luatbachkhoa8608@gmail.com