Ly hôn là gì? Các hình thức và hậu quả pháp lý khi ly hôn

Ly hôn không chỉ đơn thuần là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, mà còn là một bước ngoặt lớn trong cuộc sống của nhiều người. Khi Tòa án ra phán quyết ly hôn, quan hệ hôn nhân chính thức chấm dứt, mở ra một chương mới. Hãy cùng Luật Bách Khoa tìm hiểu sâu hơn về quy trình, quyền lợi và những hậu quả pháp lý liên quan đến ly hôn trong bài viết này.

Ly hôn là gì?

Ly hôn (hay còn gọi là ly dị) là quá trình chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án, được quy định tại Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đưa ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Phán quyết ly hôn của Tòa án được thể hiện dưới hai hình thức, bao gồm: bản án và quyết định.

  • Nếu hai bên vợ chồng thỏa thuận được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng và đồng thuận ly hôn, Tòa án sẽ ra phán quyết công nhận ly hôn dưới hình thức quyết định.
  • Ngược lại, nếu có tranh chấp và mâu thuẫn, Tòa án sẽ ra bản án ly hôn.

Theo: Luật hôn nhân và gia đình 2014 – số 52/2014/QH13

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân trong gia đình có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác không mà thể tự chủ được hành vi của mình, là nạn nhân của bạo lực gia đình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần.
  • Để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, luật pháp quy định chồng không có quyền đơn phương yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thuận tình ly hôn (ly hôn nhanh)

Trong trường hợp vợ và chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu cả hai tự nguyện và đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi hợp pháp của vợ và con, Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn.

Nếu hai bên không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con, Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn.

Đơn phương ly hôn

Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn và hòa giải tại Tòa án không thành, Tòa án sẽ giải quyết ly hôn nếu có bằng chứng về hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng đối với quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, làm cho hôn nhân trở nên trầm trọng, không thể kéo dài đời sống chung, mục đích hôn nhân không đạt được.

Nếu vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ giải quyết ly hôn.

Cha, mẹ hoặc người thân trong gia đình có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh mà không thể tự chủ hành vi của mình và là nạn nhân của bạo lực gia đình, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tinh thần và sức khỏe của người kia.

Hậu quả pháp lý khi ly hôn

Hậu quả pháp lý khi ly hôn là kết quả tất yếu cả hai vợ chồng phải chịu khi quan hệ hôn nhân kết thúc. Dưới đây là những hậu quả pháp lý mà việc ly hôn gây ra:

Quan hệ giữa vợ và chồng

  • Khi quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án có hiệu lực, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt.
  • Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng cũng chấm dứt theo.
  • Sau khi quyết định hoặc bản án ly hôn có hiệu lực, cá nhân đó trở thành người độc thân và có thể kết hôn với người khác mà không bị bất kỳ sự ràng buộc nào từ bên còn lại.

Quan hệ giữa cha, mẹ và con

Theo Điều 58 Luật Hôn nhân – gia đình năm 2014, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hậu ly hôn tuân theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này. Cụ thể:

  • Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con khi chưa thành niên hoặc con đã đủ tuổi vị thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi bản thân.
  • Việc nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn do hai vợ chồng thỏa thuận. Nếu cả hai vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho bên trực tiếp nuôi dựa trên quyền lợi của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì sẽ xem xét theo nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ nuôi, trừ khi mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con (theo quy định về việc cấp dưỡng).

Chia tài sản vợ chồng

Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc giải quyết chia tài sản chung và riêng của vợ chồng sau khi ly hôn như sau: Khi ly hôn chia tài sản do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết theo nguyên tắc:

Quy định về tài sản chung của hai vợ chồng:

  • Tài sản chung của hai vợ chồng theo nguyên tắc chia đôi nhưng có xem xét đến hoàn cảnh, công sức đóng góp của hai bên trong việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được là lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích hợp pháp của mỗi bên trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để hai bên bên có điều kiện tiếp tục làm việc tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong việc vi phạm quyền lợi, nghĩa vụ của vợ chồng.
  • Tài sản chung được chia bằng hiện vật theo giá trị; bên nhận tài sản hiện vật có giá trị lớn hơn phần được hưởng phải thanh toán phần chênh lệch cho bên kia.

Quy định về tài sản chung của hai vợ chồng:

  • Tài sản riêng của bên nào thì thuộc sở hữu của bên đó, trừ khi đã nhập vào tài sản chung.
  • Nếu có sự sáp nhập tài sản riêng và chung, mà vợ chồng yêu cầu chia tài sản thì sẽ được thanh toán phần giá trị tài sản mà mình đóng góp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, ly hôn là quá trình chấm dứt quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật, xảy ra khi có sự đồng thuận của cả hai bên hoặc theo yêu cầu của một bên. Trường hợp thuận tình ly hôn sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi một trong hai bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú hoặc làm việc.

Mọi thắc mắc pháp lý về ly hôn hoặc cần hỗ trợ pháp lý về các lĩnh vực khác, vui lòng liên hệ với Luật Bách Khoa để được giải đáp bởi đội ngũ luật sư chuyên nghiệp.

Nguồn: Luật Bách Khoa

Mọi thắc mắc cần giải đáp hoặc yêu cầu dịch vụ, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua các kênh sau:

Địa chỉ: 236 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 08.9999.8608

Facebook: fb://profile.php?id=61559523707474

Zalo: zalo.me/84899998608

Tiktok: www.tiktok.com/@luatbachkhoa.vn

Email: Luatbachkhoa8608@gmail.com

Kiến thức liên quan