Các trường hợp hôn nhân không đăng ký kết hôn. Quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, việc đăng ký kết hôn là điều kiện bắt buộc để xác lập quan hệ vợ chồng hợp pháp. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn có nhiều trường hợp các cặp đôi sống chung nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật. Những trường hợp này được gọi là hôn nhân không đăng ký kết hôn hoặc hôn nhân thực tế, và quan hệ vợ chồng sẽ được pháp luật công nhận hay không tùy vào từng trường hợp khác nhau. Con ngoài giá thú là những đứa trẻ được sinh ra trong các mối quan hệ không chính thức, tức là cha mẹ của đứa trẻ không có đăng ký kết hôn hợp pháp. Dù cha mẹ có đăng ký kết hôn hay không, quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ vẫn được đảm bảo và quy định rõ ràng trong Luật Hôn nhân và Gia đình.

Các trường hợp hôn nhân không đăng ký kết hôn

Căn cứ tại khoản 3 Nghị Định 35/2000/NQ-QH10 (sửa đổi, bổ sung tại Điều 2 Văn bản hợp nhất số 8016/VBHN-BTP) quy định như sau:

  • Những trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đăng ký kết hôn. Và việc đăng ký kết hôn đối với những trường này sẽ không bị hạn chế thời gian.
  • Trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng kể từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 1 năm 2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì có nghĩa vụ phải đăng ký kết hôn. Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật sẽ không công nhận họ là vợ chồng.

Như vậy, những trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 thì vẫn được công nhận là vợ chồng hợp pháp.

Căn cứ tại khoản 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định:

Theo như quy định đã nêu ở trên, khi nam nữ chung sống trong khoảng thời từ ngày 01 tháng 01 năm 1987 trở đi mà đủ điều kiện đăng ký kết hôn mà chưa đăng ký và vẫn đang chung sống với nhau như vợ chồng thì họ phải có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 01 tháng 01 năm 2003.

  • Sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 nếu họ không đăng ký kết hôn thì sẽ không được công nhận là vợ chồng.
  • Nếu sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ mới đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng của họ được xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn.
  • Và được xem là nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau: Có tổ chức đám cưới khi về chung sống với nhau; việc chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận; việc họ chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Thì thời điểm họ chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức đám cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình chấp nhận.

Ví dụ: Ông A và bà B đã tổ chức lễ cưới theo phong tục tập quán tại địa phương từ năm 1980 nhưng không đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cả hai sống chung, có con cái và được cộng đồng công nhận là vợ chồng. Sau khi Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 có hiệu lực, quan hệ hôn nhân của ông bà A và B được công nhận hợp pháp mà không cần phải đăng ký kết hôn bổ sung.

Ví dụ: Ông K và bà T bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1990 nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Họ có con chung và tài sản chung. Tuy nhiên, do không có giấy đăng ký kết hôn, về mặt pháp lý, họ không được công nhận là vợ chồng. Trong trường hợp có tranh chấp tài sản hoặc quyền nuôi con, pháp luật sẽ không xem xét họ như là một cặp vợ chồng hợp pháp.

Quyền và nghĩa vụ con ngoài giá thú

Con ngoài giá thú là gì?

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về co ngoài giá thú. Nhưng có thể hiểu con ngoài giá thú là con được sinh ra nhưng cha mẹ không kết hôn và không có mối quan hệ nhân thân theo quy định của pháp luật.

Nhằm đảm bảo quyền lợi cho con ngoài giá thú khi sinh ra mà bố mẹ không có quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật thì pháp luật vẫn quy định về quyền lợi của con ngoài giá thú như con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân. Căn cứ tại Điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về quyền và nghĩa vụ của con như sau:

  • Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật;
  • Được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh, toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
  • Trường hợp con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
  • Con chưa thành niên tham gia các công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
  • Được hưởng các quyền về tài sản tương xứng với công sức, đóng góp vào tài sản chung của gia đình.
  • Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình.
  • Phải yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
  • Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình;

Ví dụ: Bà H là mẹ của chị M, chị M là người con ngoài giá thú của bà H và ông D. Sau khi bà H già yếu và bệnh tật, M phải có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng mẹ. Mặc dù D là con ngoài giá thú, nhưng theo quy định nếu trên thì chị D vẫn phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ bà H trong lúc khó khăn. Như vậy, chị M có nghĩa vụ phụng dưỡng mẹ theo quy định của pháp luật, cho dù cha mẹ của chị không có mối quan hệ hôn nhân.

Ngoài ra, con ngoài giá thú còn được các quyền sau:

  • Quyền nhận cha, mẹ

Căn cứ tại Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về quyền nhận cha, mẹ như sau: Con có quyền nhận cha, mẹ của mình kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. Trường hợp con đã thành niên nhận cha thì không cần phải có sự đồng ý của mẹ, và ngược lại con nhận mẹ không cần có sự đồng ý của cha.

Ví dụ: Bà L và ông T sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, và họ có một đứa con gái tên là H. Khi H lớn lên, bà L muốn xác nhận tư cách cha của ông T để con gái có thể được hưởng đầy đủ các quyền lợi pháp lý như tên họ cha trong giấy khai sinh và quyền thừa kế tài sản. Bà L yêu cầu Tòa án xác nhận cha cho con, sau khi tiến hành xét nghiệm ADN và xác nhận ông T là cha ruột của H. Tòa án ra quyết định công nhận ông T là cha ruột của H và H có quyền được hưởng đầy đủ các quyền lợi về nhân thân và tài sản như một người được sinh ra trong mối quan hệ hôn nhân hợp pháp.

  • Quyền thừa kế

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự quy định về người thừa kế theo pháp luật thì con ngoài gia thú sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất nếu như được xác định là con đẻ của người để lại di sản thừa kế.

  • Quyền được khai sinh

Căn cứ tại Điều 30 Bộ luật Dân sự quy định: Cá nhân từ khi được sinh ra đều có quyền được khai sinh. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên thì phải được khai sinh và khai tử, việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.

Việc không đăng ký kết hôn có thể dẫn đến nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, nhưng pháp luật vẫn đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các con ngoài giá thú, không để các em phải chịu thiệt thòi. Điều này thể hiện rõ ràng tinh thần bảo vệ quyền lợi trẻ em của pháp luật, bất kể hoàn cảnh của cha mẹ. Mỗi đứa trẻ, dù sinh ra trong hay ngoài giá thú, đều xứng đáng nhận được tình thương và sự chăm sóc chu đáo từ gia đình và xã hội, giúp các em có một cuộc sống trọn vẹn và bình đẳng.

Mọi thắc mắc cần giải đáp hoặc yêu cầu dịch vụ, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua các kênh sau:

Địa chỉ: 236 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 08.9999.8608

Facebook: fb://profile.php?id=61559523707474

Zalo: zalo.me/84899998608

Tiktok: www.tiktok.com/@luatbachkhoa.vn

Email: Luatbachkhoa8608@gmail.com

Nguồn: Luật Bách Khoa

Kiến thức liên quan