Ly hôn là một quá trình khó khăn, không chỉ về mặt tình cảm mà còn liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, trong đó việc phân chia tài sản là một trong những vấn đề quan trọng nhất.
1. Quy định luật về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng
i. Tài sản chung của vợ chồng
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
- Tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, sản xuất, kinh doanh: Tất cả những thu nhập, lợi nhuận mà vợ chồng cùng nhau tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều được coi là tài sản chung, bất kể tài sản đó đứng tên ai.
Ví dụ: Tiền lương, tiền thưởng, tiền lãi từ kinh doanh.
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng: Nếu một bên vợ hoặc chồng có tài sản riêng, thì những lợi ích phát sinh từ tài sản đó trong thời kỳ hôn nhân cũng được xem là tài sản chung.
- Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung: Vợ chồng có thể thỏa thuận chuyển đổi tài sản riêng thành tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
- Tài sản được sở hữu chung: Tài sản mà cả hai vợ chồng cùng đầu tư, mua sắm, hay được tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân cũng được xem là tài sản chung.
Và nếu không có chứng cứ chứng minh tài sản là của riêng ai, thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng.
ii. Tài sản riêng của vợ chồng
Căn cứ tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:
- Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn: Những tài sản mà vợ hoặc chồng sở hữu trước khi kết hôn sẽ được coi là tài sản riêng và không bị ảnh hưởng bởi quá trình kết hôn.
- Tài sản được thừa kế, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân: Nếu vợ hoặc chồng nhận được tài sản thừa kế hoặc được tặng cho riêng từ người khác trong thời kỳ hôn nhân, thì tài sản đó vẫn được xem là tài sản riêng.
- Tài sản được chia riêng cho một bên theo bản án, quyết định của Tòa án: Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể phán quyết chia một phần tài sản riêng cho một bên vợ hoặc chồng, chẳng hạn trong trường hợp ly hôn.
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của cá nhân: Các tài sản như quần áo, đồ dùng cá nhân, vật dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày mà chỉ phục vụ nhu cầu cá nhân của một bên, sẽ được coi là tài sản riêng.
- Tài sản được thỏa thuận là tài sản riêng: Nếu vợ chồng có thỏa thuận về việc xác định tài sản nào là tài sản riêng, thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản riêng.
iii. Nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng
Việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn phải đảm bảo các nguyên tắc như bình đẳng, công bằng, bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
- Chia đôi tài sản: Đây là nguyên tác cơ bản, nhưng không phải trường hợp nào cũng chia đôi. Tòa án sẽ xem xét các yếu tố khác như: Công sức đóng góp, hoàn cảnh gia đình.
- Tài sản riêng: Tài sản riêng của người nào thì thuộc sở hữu của người đó.
- Sát nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng: Tòa án sẽ xem xét xác định tài sản riêng của mỗi người.
2. Chia tài sản khi ly hôn cho con cái
Về Nguyên tắc thì khi ly hôn tài sản sẽ được chia cho vợ và chồng trong hôn nhân, nhưng sẽ có các trường hợp chia tài sản cho con cái:
i. Cha, mẹ thỏa thuận để lại tài sản cho con

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 và Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì con sẽ được hưởng phần tài sản cha, mẹ chia tài sản cho con khi ly hôn:
- Vợ, chồng có thể thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
- Tòa án công nhận thuận tình ly hôn khi xét thấy vợ chồng đã thỏa thuận về việc chia tài sản, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con trên cơ sở đảm bảo được các quyền lợi của vợ và con khi có yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình.
Trường hợp nếu không thỏa thuận được hay có tranh chấp phát sinh thì Tòa án sẽ giải quyết theo luật định.
Ví dụ: Anh M và chị H kết hôn được 10 năm và có một con chung là bé L, 8 tuổi. Sau khi hôn nhân gặp trục trặc, anh chị quyết định ly hôn. Cả hai bên đều muốn bảo đảm rằng bé L sẽ có điều kiện tốt nhất sau khi cha mẹ ly hôn, đặc biệt là về tài chính và nơi ở ổn định. Sau khi trao đổi và thống nhất, anh M và chị H đi đến thỏa thuận để lại tài sản cho con như sau:
Căn nhà chung của vợ chồng sẽ để lại và đứng tên bé L, khi đủ 18 tuổi thì M sẽ chuyển quyền sở hữu căn nhà này sang tên bé L. Sau khi ly hôn bé L sẽ sống cùng chị H trong căn nhà này và chị H sẽ được quyền sử dụng và quản lý nhà cho đến khi bé L đủ 18 tuổi.
Hai vợ chồng có một khoản tiết kiệm chung trị giá 500 triệu đồng. Họ thỏa thuận rằng 200 triệu đồng trong số này sẽ được chuyển vào một tài khoản tiết kiệm đứng tên bé L. Khoản tiền này chỉ được sử dụng cho việc học tập và sinh hoạt của bé L, và sẽ được chị H quản lý cho đến khi con trưởng thành. Số tiền còn lại được chia đôi cho hai vợ chồng.
Và hàng tháng anh M sẽ cấp dưỡng cho bé L 10 triệu đồng để đảm bảo chi phí sinh hoạt và học tập của con, số tiền này sẽ được chuyển cho chị H quản lý cho đến khi L đủ 18 tuổi.
Như vậy, anh M và chị H thống nhất thỏa thuận để lại tài sản cho con sau khi ly hôn thông qua các biện pháp pháp lý như chuyển quyền sở hữu tài sản, lập tài khoản tiết kiệm cho con, cam kết cấp dưỡng và lập di chúc. Thỏa thuận trên giúp bảo vệ quyền lợi của bé L và đảm bảo rằng con sẽ có điều kiện sống ổn định và được hưởng đầy đủ các quyền lợi từ tài sản cha mẹ để lại.
ii. Con đồng sỡ hữu tài sản chung với cha mẹ

Trường hợp con có tên trong sổ khộ khẩu ngay thời điểm xác lập quyền đối với tài sản chung của hộ gia đình, thi khi vợ chồng ly hôn và chia tài sản, con cũng sẽ được phân chia tài sản tương đương với quyền, công sức đóng góp của con trong khối tải sản chung và phải đảm bảo được quyền và lợi của con đối với phần tài sản đó.
Và con cũng sẽ có quyền và nghĩa vụ như cha mẹ đối với phần tài sản mua, thừa kế chung, tặng cho. Có nghĩa là con cái vẫn có đủ điều kiện để phân chia tài sản đó.
Ví dụ: Anh T và chị L kết hôn được 15 năm và có hai con chung: bé H, 14 tuổi, và bé N, 12 tuổi. Trước khi quyết định ly hôn, gia đình anh T và chị L có sở hữu một căn nhà và một mảnh đất do cha mẹ anh T tặng cho gia đình để sử dụng. Trên giấy tờ, căn nhà và mảnh đất này được đứng tên chung cả hai vợ chồng và hai con, tức là bốn người đều là đồng sở hữu. Theo quy định của pháp luật, bé H và bé N có quyền đồng sở hữu với cha mẹ đối với căn nhà và mảnh đất này. Việc phân chia tài sản khi ly hôn phải bảo đảm quyền sở hữu của con cái và không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các bé.
Anh T và chị L quyết định rằng, sau khi ly hôn căn nhà và mảnh đất sẽ tiếp tục là nơi ở của hai con. Chị L sẽ trực tiếp nuôi dưỡng hai bé nên chị được quyền sử dụng căn nhà và mảnh đất để đảm bảo điều kiện sống ổn định cho con cái. Tuy nhiên, việc chị L có quyền sử dụng sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của hai con, tức là tài sản này vẫn sẽ tiếp tục thuộc sở hữu của cả bốn người cho đến khi hai con đủ tuổi trưởng thành và có quyền tự quyết định về tài sản của mình.
Anh T và chị L đã đạt được thỏa thuận về việc phân chia tài sản hợp lý, Tòa án phê chuẩn thỏa thuận này. Nếu không có tranh chấp, Tòa án sẽ ghi nhận thỏa thuận và ra quyết định ly hôn, đồng thời bảo vệ quyền lợi tài sản cho hai con.
Như vậy, việc con có được chia tài sản khi ly hôn của cha mẹ dựa vào sự thỏa thuận của cha mẹ hay con đồng sở hữu tài sản chung với cha mẹ. Tuy nhiên, quyền lợi con con cái sẽ được đặt lên hàng đầu, đảm bảo được các quyền lợi hợp pháp của con cái trước và sau khi ly hôn của cha mẹ.